Giật mình nhìn học trò trưng diện quá lố

Đua nhau làm đẹp… lố

Ở nhiều trường học, cả bậc THPT và THCS, không quá khó để bắt gặp hình ảnh các học trò thể hiện vẻ ngoài như diễn viên, ca sĩ khi đến lớp. Nét mặt non nớt được nhiều HS tô vẽ đậm từ môi, mắt, chân mày, đeo trang sức… có nữ sinh nhìn chẳng khác nào diễn viên tuồng. Nhiều bộ móng tay, móng chân cũng bị không ít bạn sơn sửa với những màu sắc xanh, đỏ, tím đậm chóe, cầu kỳ.

Hoảng nhìn học trò trưng diện quá lố

Một nữ sinh tranh thủ dặm thêm phấn ngay lúc tập trung ở sân trường.

Tại trường THPT P. (Q. Phú Nhuận, TPHCM), giờ ra chơi hay lúc tập trung ở sân trường, có thể nhìn thấy một vài nữ sinh trang điểm đậm, lòe loẹt, tự làm mình già hơn tuổi rất nhiều. Không để ý đến bạn bè xung quanh, lâu lâu có em còn thản nhiên lôi gương, son môi, mascara dặm thêm lên mặt, bôi gel lên tóc như thể đang trong phòng riêng. Cũng có những bạn chỉ trỏ, bàn tán nhưng dường như những học trò khác cũng đã quá quen với những diễn như thế này. 

Lê Ngọc An, lớp 12 cho hay trong lớp cũng có một bạn thường xuyên trang điểm rất đậm khi đến lớp như dán mi giả, đánh mắt đen, môi đỏ choét… Lúc nào cô bạn này cũng chỉ chủ ý trau chuốt vẻ bên ngoài, ngay cả trong giờ học.

“Thời gian đầu khi bạn ấy trang điểm đậm, bọn em còn nói bàn tán, bình phẩm và thấy khó chịu vì không phù hợp nhưng giờ thì tụi em quen mắt rồi, tuy vẫn không thoải mái khi tiếp xúc. Bạn ấy khoe sáng nào cũng mất gần tiếng đồng hồ để trang điểm. Thầy cô từng nhắc nhở mà chẳng hiểu sao bạn ấy vẫn vậy”, An nói.

Một lần đến Trường THPT L. (Q.3, TPHCM), chúng tôi… hết hồn trước vẻ sành điệu của một nhóm nữ sinh lớp 11. Những bộ móng tay chân sơn vẽ xanh đỏ đậm được các bạn trẻ này cùng nhau đưa ra bình phẩm, nhận xét một cách thích thú. Có bạn khoe làm ở nơi cao cấp, hàng trăm nghìn một bộ móng.

Hoảng nhìn học trò trưng diện quá lố

Không hiếm học trò sơn móng tay chân lòe loẹt, cầu kỳ.

Chưa kể việc trong nhóm có bạn sử dụng kiềng đeo cổ, vòng tay bằng vàng bắt mắt. Mấy cô học trò còn rủ nhau đồng phục với những đôi giày cao gót gỡ 10 - 12cm. Thế nên giờ ra chơi, trong khi bạn bè thoải mái vui đùa, chạy nhảy thì họ chỉ có thể ngồi tám chuyện về hình thức vì ngay việc đi lại cũng đã hết sức nan giải.  

Khi được hỏi về vẻ ngoài “khác người” của mình, nữ sinh tên Thương gượng gạo cho hay mình bắt chước theo các bạn trong nhóm. Do trái với quy định của nhà trường nên tuy trưng diện nổi bật như vậy nhưng thường phải tìm cách qua mắt giám thị, thầy cô vì sẽ bị nhắc nhở. Thương thừa nhận, do cách ăn mặc được coi là sành sỏi nên họ cũng ít vui chơi cùng bạn bè trong lớp, chỉ quanh quẩn trong nhóm với nhau. 

Chẳng riêng gì nữ sinh, không hiếm những gương mặt bạn trai với những mái tóc vót dài che mắt ra vẻ lãng tử hay tóc chỏm được xịt keo ngổ ngáo. Những phụ tùng thời trang như vòng đeo tay, đeo cổ đủ màu sắc vốn dùng để kết hợp với những trang phục đi chơi, dã ngoại không khỏi “lố” khi xuất hiện cùng trang phục và môi trường học đường. Tình trạng học trò ăn diện “bắt mắt” như thế này còn xuất hiện ở các học sinh lớp 6, lớp 7.

Làm đẹp không xấu

Hầu hết trường học đều có quy định về ăn mặc cho học sinh khi đến trường như không trang điểm, không nhuộm tóc, không sơn móng tay, đeo trang sức… Nhưng thực tế, các trường không dễ bề kiểm soát việc học sinh làm đẹp, chủ yếu vẫn trên tinh thần nhắc nhở là chính. 

Khi học trò trưng diện quá mức, vẻ ngoài không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến môi trường học đường, gây khó chịu cho người khác. Việc trau chuốt vẻ ngoài làm các bạn trẻ hao tốn tiền bạc, thời gian đối với việc học và cũng dễ sa vào lối sống đua đòi.

Những quy định về văn hóa trường học đang bị nhiều học sinh qua mặt. 
Những quy định về văn hóa trường học đang bị nhiều học sinh "qua mặt".
 

Trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố đầu năm nay, Phan Thị Phương Oanh, học sinh lớp 7 Trường THCS Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ, TPHCM) bày tỏ lo lắng khi bản thân chứng kiến rất nhiều bạn bè của mình còn nhỏ tuổi nhưng thích đua đòi, chải chuốt mà lơ là chuyện học. Điển hình là các bạn nữ tô son, sơn móng tay, nhộm tóc; bạn nam thì để tóc dài, ăn mặc lếch thếch… làm mất đi sự trong sáng của tuổi học trò và làm môi trường học tập bị xáo trộn. Đặc biệt, nữ sinh này e ngại vấn nạn này có thể lây lan vì các em đang trong độ tuổi “bắt chước”.

ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng làm đẹp là một nhu cầu rất tự nhiên của con người ở mọi lứa tuổi. Các bạn ở tuổi học trò muốn làm đẹp không phải là xấu vì có khi nhờ một chút vẻ ngoài trang điểm hay thoa kem dưỡng môi, phấn hồng… giúp các bạn tự tin hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, theo thầy Khắc Hiếu, với những bạn làm quá thì sẽ gây phản cảm, khó chịu cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường học đường. Vì thế, điều các bạn học sinh cần là phải biết tiết chế trong việc chưng diện diện để giúp mình đẹp hơn chứ không phải xấu đi.

“Khi các bạn làm đẹp hãy tự mình quan sát thật kỹ xem đã ổn chưa, nếu còn thấy lấn cần thì hãy suy nghĩ lại. Điều cần nhất là hãy soi mình trong mắt người khác, nếu người xung quanh thấy dễ chịu, khen đẹp, phù hợp nghĩa là bạn đang ổn; còn người khác khó chịu, phê phán đúng, xa lánh mình thì phải xem lại”, thầy Hiếu nhắn nhủ.

BS Trương Trọng Hoàng, Phó trưởng bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục sức khỏe (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM) cho hay lứa tuổi học trò thích làm đẹp nhưng ít quan tâm đến sức khỏe. Việc đi những đôi giày cao gót có thể giúp các em nhìn cao hơn, yểu điệu hơn nhưng nếu sử dụng thường xuyên rất nguy hại đến sức khỏe của đôi chân, có thể để lại hậu quả lâu dài. Ngoài ra, việc đi giày cao gót khi đến trường, các em sẽ thiệt thòi vì phải hạn chế vận động, vui chơi.

 Tags: xu ly chat thai , thi cong quan cafe , xay nha, công ty môi trường

Nghe gì từ đường dây nóng?

Người lao động vẫn yếm thế trong quan hệ lao động. Họ sợ sệt, lo lắng, cam chịu và chỉ biết thổ lộ với người thân của mình về những bất công đang phải gánh chịu

1 giờ sáng 21-6, chuông điện thoại đường dây nóng đổ vang. Giọng một người đàn ông giận dữ: “Giờ này mà sao chưa về? Có biết là ba mẹ đang chờ cửa không? Con với cái!”.(du hoc anh) Bị đánh thức giữa đêm nhưng tôi không bực mình: “Anh gọi nhầm số rồi. Đây là đường dây nóng Báo Người Lao Động...”. Giọng người đàn ông ấp úng: “Vậy hả, cho tôi xin lỗi”. Cũng may là những cuộc gọi nhầm giữa đêm như vậy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong số các cuộc gọi đến đường dây nóng 0903.34.34.39.
 
Người lao động trực tiếp đến Báo Người Lao Động để được hướng dẫn, tư vấn pháp luật 
Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Những cuộc gọi không “chính chủ”

Theo thống kê trong 2 tháng trở lại đây, có đến hơn 50% cuộc gọi của bạn đọc đến đường dây nóng là để hỏi và đề nghị tư vấn về chính sách, pháp luật lao động. Dù chức năng của đường dây nóng khác với... trung tâm tư vấn pháp luật nhưng vì tiêu chí của báo là “luôn đồng hành với đời sống, việc làm của người lao động (NLĐ)” nên người giữ đường dây bất đắc dĩ thành nhà tư vấn. Có rất nhiều điều được rút ra từ những cuộc gọi này.

Một bạn đọc gọi đến đường dây nóng lúc 19 giờ ngày 12-6 khi người giữ máy đang trên đường về nhà giữa cơn mưa tầm tã. Người gọi điện cho biết vợ anh làm việc tại công ty P. ở quận Bình Tân, TP HCM. Công ty ép vợ anh và nhiều công nhân khác phải nghỉ phép khi không có đơn hàng. Anh còn phản ánh rất nhiều việc làm vi phạm pháp luật của công ty và nói liên tu bất tận gần 30 phút như muốn thử thách sự kiên nhẫn của người nghe.

Sau nhiều lần cố gắng xen ngang không được, tôi chịu hết xiết: “Anh nghe tôi nói một câu được không? Nếu không, tôi cúp máy”. Đến lúc đó, anh mới chịu im. Tôi hỏi: “Vợ anh năm nay bao nhiêu tuổi?”. Câu trả lời là 40. “Vậy thì chị ấy đã đủ tư cách để làm đơn khiếu nại đòi quyền lợi của mình. Anh bảo vợ và anh chị em công nhân khác làm như thế này... thế này...”.

Một cuộc gọi “dễ gây hiểu lầm” khác vang lên lúc 23 giờ 59 phút của một bạn đọc xưng là “người nhà của nhân viên bảo vệ Công ty Cao su P.L”. Bạn đọc phản ánh trước đây, công ty bắt trực mỗi ca 12 giờ, bây giờ buộc trực 24 giờ nhưng không trả tiền làm thêm, đề nghị giúp đỡ... Nhìn chung, có rất nhiều cuộc gọi mà người gọi không phải là “chính chủ” bị xâm hại quyền lợi. Điều đó cho thấy một hiện tượng: NLĐ vẫn yếm thế trong quan hệ lao động. Họ sợ sệt, lo lắng, cam chịu và chỉ biết thổ lộ với người thân của mình về những bất công đang phải gánh chịu.

Ký đại rồi... khóc!

Chị T. gọi đến đường dây nóng xưng là nhân viên một công ty dịch vụ bảo vệ đóng trên địa bàn quận Tân Bình, TP HCM. Chị cho biết làm việc đã 4 năm. Vừa qua, chị bị bệnh tim, có giấy bác sĩ yêu cầu nghỉ làm việc để bảo đảm sức khỏe. Chị gửi đơn, nhân viên nhân sự nhận và bảo về nhà chờ. Chị chờ hoài không thấy công ty gọi vô giải quyết chế độ chính sách nên mới liên hệ lại. Câu trả lời là: Chị tự ý nghỉ việc nên phải bồi thường cho công ty 4,5 triệu đồng thì mới được nhận quyết định chấm dứt hợp đồng và chốt sổ BHXH.

“Tôi sợ người ta không ra quyết định và trả sổ BHXH để đăng ký thất nghiệp nên đã ký tên, nộp tiền. Số tiền đó tôi phải đi vay của người ta, giờ mong báo giúp tôi đòi lại, không thì tôi khổ lắm” - chị khóc. Chúng tôi hướng dẫn chị đến Phòng LĐ-TB-XH quận Tân Bình để nơi đây giải quyết cụ thể.

Nhân viên một công ty bảo vệ khác ở quận Gò Vấp, TP HCM thì phản ánh công ty ép nhân viên ký cam kết: “Nếu khách hàng phàn nàn sẽ bị cho thôi việc ngay lập tức mà không được hưởng bất cứ chế độ chính sách gì”. Nhiều anh em bị cho nghỉ việc, quỵt lương, trợ cấp... Khi họ thắc mắc thì công ty đưa ra bản cam kết có chữ ký. Thế là mọi người đành chịu vì chữ ký của mình rành rành ra đó.

Rất nhiều trường hợp “nhắm mắt ký đại” như vậy để rồi mất hết quyền lợi, chỉ còn biết... gọi đến đường dây nóng! Gặp những trường hợp này, chúng tôi nhắc nhở NLĐ một điều: Quan hệ lao động được xác lập trên nguyên tắc thương lượng, thỏa thuận nhưng phải trên cơ sở pháp luật. Nếu thỏa thuận sai thì thanh tra lao động hoặc TAND có quyền tuyên vô hiệu. Nhiều người nghe xong mừng húm: “Vậy hả? Vậy để tôi viết đơn khiếu nại”.

Pháp luật chưa đến được với NLĐ

Qua những cuộc gọi đến đường dây nóng 0903.34.34.39 của Báo Người Lao Động, chúng tôi thấy nổi rõ một vấn đề: Hiểu biết pháp luật của NLĐ còn nhiều hạn chế. Đơn cử trường hợp tại một công ty có vốn nước ngoài đóng ở huyện Hóc Môn, TP HCM. Tại thời điểm cuối tháng 6-2013 mà công ty vẫn áp dụng mức lương tối thiểu 2,2 triệu đồng/tháng. Nhiều trường hợp khác gọi đến cho biết mình không hề được giữ một bản hợp đồng theo quy định. Do vậy, khi bị xử ép, họ cũng không nhớ rõ các thỏa thuận giữa 2 bên để có căn cứ khiếu nại.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Minh Quân - Giám đốc Công ty Gia Hòa ở quận Bình Thạnh, TP HCM - nói: “Hằng năm, có rất nhiều con số báo cáo về việc tập huấn pháp luật lao động cho NLĐ. Tuy nhiên, khi đụng chuyện thì phần đông NLĐ đều tỏ ra không có kiến thức. Đây là điều mà cả cơ quan quản lý nhà nước,(du hoc uc) doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cần phải nghiêm túc nhìn nhận. Nên chăng, trước khi vào làm việc chính thức, NLĐ bắt buộc phải qua kỳ kiểm tra kiến thức cơ bản nhất của pháp luật lao động. Có như vậy, họ mới vừa bảo vệ quyền lợi của mình vừa tôn trọng quyền lợi của doanh nghiệp”.
 

Approche

Nous pouvons comencer à zéro ou nous pouvons travailler avec ce que vous avez déjà, des tapis, en passant par les antiquités et vos meubles favoris, et ainsi donner à votre maison un relooking qui mettra en valeur votre style unique. Vous serez également supris par l'abordabilité de nos éléments.

Planifions la maison de vos rêves ensemble - contactez-nous dés maintenant!

Témoignages

"Ceci est un exemple de témoignage à partir d'une source." -- Exemple de Client, Emplacement

"Ceci est un autre exemple de témoignage qui vient d'une autre source." -- Exemple de Client, Emplacement

 

Make a Free Website with Yola.