Khi trẻ thèm được… nghèo

Muốn được làm con nhà nghèo - hoc bong du hoc

Hằng ngày, tài xế của gia đình đưa rước Tài đến trường bằng xe bốn bánh, bà vú đón em từ cửa lớp dắt ra tận xe. 13 tuổi, học lớp 7, Tài đã xài quần áo hàng hiệu, sở hữu những món đồ công nghệ đắt tiền nhất.

Cậu theo học tại một trung tâm Anh ngữ cao cấp, chi phí hàng chục triệu đồng cho một khóa học ba tháng. Ngoài ra, tuần một buổi, Tài còn học với giáo viên nước ngoài được mời về tận nhà là một biệt thự nằm ở Q.2, TPHCM.

Bố mẹ Tài cùng kinh doanh, đi công tác nước ngoài triền miên, có lúc vắng nhà nhiều tháng trời. Khi về nhà, họ cũng chưa hết việc nên chẳng mấy khi ăn uống, trò chuyện với con, thay vào đó em được bố mẹ “bù đắp” bằng nhiều quà cáp hoặc tiền mặt. Mọi việc chăm sóc, đưa đón Tài đến trường nhiều năm nay đều do chị giúp việc. Về nhà, cậu chỉ một mình trong phòng, học xong lại "cắm đầu" vào máy tính. 

Nhiều đứa trẻ có cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng vẫn luôn thiếu thốn. (Ảnh minh họa). 
Nhiều đứa trẻ có cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng vẫn luôn thiếu thốn. (Ảnh minh họa). 

Cuộc sống đầy đủ đến mức, không ít lần cậu học trò này tuyên bố với bạn bè, thứ gì cậu thích(du hoc my), bố mẹ sẽ đáp ứng ngay. Thế nhưng, trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa,  nói về ước mơ của mình, giáo viên và bạn bè ngỡ ngàng khi Tài chia sẻ: “Ước được làm con nhà nghèo để được gần ba mẹ”.

Ước được nghèo, nghe kỳ lạ nhưng đó là suy nghĩ của không ít đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có. Các em có thể chưa hiểu hết những vất vả của những gia đình điều kiện kinh tế hạn hẹp nhưng trong trong suy nghĩ của các em, nghèo nghĩa là gia đình được quây quần bên nhau. Và đó là điều mà các em thiếu thốn. 

Cô giáo Đàm Lê Đức, giảng dạy tại Trường Trung học Đức Trí và Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng bày tỏ, trong quá trình dạy đạo đức cho học trò, cô gặp rất nhiều trường hợp học sinh cuộc sống vất chất đầy đủ, các em không thiếu thứ gì nhưng ước muốn tưởng như đơn giản “thèm được một bữa ăn cùng bố mẹ hay được bố mẹ đưa đến trường” trở nên xa xỉ với các em. Điều đó làm cho sợi dây khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng dài thêm. 

Đừng để trẻ thừa vật chất thiếu tình thương

Bà Nguyễn Hoàng Khánh Tiên, Trợ lý dự án Giáo dục tài chính Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam (Save the Children) cho hay, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, nhiều thanh thiếu niên nói rằng cha mẹ làm việc quá bận rộn nên các em thường xuyên nhận được tiền thay thế cho thời gian quan tâm, chăm sóc.

Nhiều phụ huynh không nhận thức được những rủi ro hay hậu quả đưa tiền cho trẻ mà thiếu sự định hướng, chỉ dẫn của người lớn. Thiếu sự giám sát và hướng dẫn chi tiêu cùng thời gian rảnh cũng như thiếu kiểm soát, con trẻ rất dễ đua đòi hay sa vào các tệ nạn xã hội.

Bố mẹ nào cũng yêu thương con. Tuy nhiên, nhiều gia đình chọn cách bù đắp vật chất cho con thay cho tình cảm quan tâm hàng ngày với lý lẽ “kiếm tiền sau này cũng để cho con” đã vô tình làm cho trẻ không cảm nhận được tình cảm của bố mẹ và còn có suy nghĩ tiêu cực, tổn thương. 

“Ông bà biết gì về con cái, họ chỉ lo kiếm tiền thôi” là câu phán của học trò về phụ huynh mà nhiều chuyên gia tâm lý gặp khi tư vấn cho các em.

Trẻ cần sự quan tâm, chia sẻ và gần gũi từ bố mẹ.
Trẻ cần sự quan tâm, chia sẻ và gần gũi từ bố mẹ. Trong ảnh: Phụ huynh tham gia chương trình kỹ năng sống cùng con. 

GS. TS Vũ Gia Hiền cho hay, tình trạng phụ huynh dùng tiền để bù đắp tình cảm cho hiện nay rất nhiều. Bố mẹ chạy theo cuộc sống vật chất, theo đuổi mục tiêu đưa lại cho con cuộc sống đầy đủ nhưng quên mất rằng điều một đứa trẻ cần trước hết là sự quan tâm, chia sẻ yêu thương của chính bố mẹ. 

Ông đã gặp không ít trường hợp, trẻ khi chỉ được “yêu thương” bằng vật chất (du hoc canada)mà mà thiếu tình cảm người thân đã sa đọa, hư hỏng hoặc có lối sống thiếu tình cảm, lạnh lùng.

“Nếu bạn chỉ tập trung cho việc kiếm tiền và dùng tiền để thay thế tình cảm của mình dành cho con cái, nghĩa phải chấp nhận rằng mình có thể sẽ mất con. Như vậy liệu có đáng không? Sự yêu thương phải được thể hiện bằng khoảng thời gian chất lượng của bố mẹ dành cho con và trẻ phải cảm nhận được điều đó để học được cách yêu thương, cảm thông và sẻ chia”, ông Hiền nhấn mạnh.

 

Biện pháp phòng tránh, xử lý côn trùng đốt

 Một trong số tác nhân gây phiền toái cho các chuyến đi nhiều khi lại là những con vật nhỏ bé, như muỗi, côn trùng... Chúng gây khó chịu, mất vui, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Các bạn tình nguyện viên(du hoc new zealand) nên chuẩn bị trước một số "chiêu" phòng tránh được tổng hợp dưới đây:

Biện pháp phòng tránh côn trùng tấn công

- Thoa các loại thuốc chống phòng ngừa như kem thoa Soffell (chống muỗi), thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày (chống vắt), CHUCHUBABY (chống côn trùng). Có thể mang theo một chai nước muối pha loãng và thoa vào chân. Khi bị vắt, đỉa cắn dùng nước muối nhỏ vào để côn trùng sẽ nhả ra lại sát trùng được vết cắn.

Tình nguyện miền cao Biện pháp phòng tránh xử lý côn trùng đốt

- Mặc quần dài, mang giày cao hơn mắt cá chân. Khi phải sinh hoạt trong một vùng có nhiều bọ chét, bạn nên mặc trang phục càng kín càng tốt để tránh bị chúng tấn công. Những côn trùng này có hàm răng ngắn nên không thể cắn xuyên qua quần áo như muỗi được.

- Có loại tất chống vắt bán ở các cửa hàng phục trang du lịch, bạn hãy thử dùng. Khi hạ trại nghỉ ngơi, tránh các chỗ ẩm ướt, gỗ mục vì đó là nơi trú ngụ ưa thích của bọ cạp, rết, vắt, đỉa. Tại các vùng cỏ thì phải đề phòng bọ chét, ve, rệp. Kiểm tra xem có bọ chét hay không bằng cách quệt một mảnh vải trắng qua đám cỏ: nếu có thì bọ chét sẽ bám vào vải.

- Uống thuốc B1 (Thiamine Hydrochloride) trước khi đi du lịch, da bạn sẽ tiết ra mùi thuốc khiến nhiều loại côn trùng lảng tránh. Đây là dạng thuốc bổ bán tự do ở các tiệm thuốc tây. Dùng theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn hiệu.

- Thuốc tẩy quần áo (chlorine) thường tiết ra mùi làm cho các côn trùng không dám đến gần. Nếu bạn ngâm mình 15 phút trong bồn nước có pha khoảng nửa lon sữa bò thuốc tẩy thì côn trùng sẽ không dám tấn công bạn trong nhiều giờ. Các hồ bơi thường cũng được sát trùng bằng chlorine, bạn có thể ngâm trong hồ bơi trước khi khởi hành chuyến dã ngoại ngoài trời.

- Uống chất kẽm (zinc) với liều lượng 60mg mỗi ngày - sau một tháng: người bạn sẽ có khả năng chống không cho côn trùng đến gần. Nếu tiếp tục uống chất này, bạn không bao giờ còn sợ ruồi muỗi nữa.

Biện pháp xử lý khi bị côn trùng tấn công

Lấy chúng ra: Các côn trùng hút máu nhỏ này có hàm răng rất cứng bấu vào da thịt rất bền bỉ. Khi bạn nắm chúng kéo ra, thường chỉ bứt được thân hình của chúng, hàm răng vẫn còn bấu chặt vào da thịt của bạn. Hàm răng này dĩ nhiên không còn hút máu bạn được nữa, nhưng nó có thể gây ra sự nhiễm trung hoặc những biến chứng tai hại khác. Vì thế, khi bọ chét hay rận, rệp cắn, bạn nên nắm kéo chúng thật từ từ ra khỏi vết cắn. Làm như thế chúng có thì giờ nhả vết cắn ra.

Lửa có tác dụng hữu hiệu nhất trong việc bắt các côn trùng này phải nhả ra. Dùng một cây nhang, một điếu thuốc cháy dở hơ vào chúng, cẩn thận kẻo bị phỏng. Sức nóng sẽ buộc chúng nhả ra và rơi xuống đất. Bạn cũng có thể dùng các chất như alcol, xăng, dầu nóng... nhỏ một giọt vào chúng, chúng sẽ tự động nhả ra. Những chất này có tác dụng chậm hơn lửa, và thường cần khoảng 5 phút.

Vết thương phải được xịt có áp lực với nước sạch nhiều lần để rửa sạch, loại bớt vi khuẩn và các mô chết. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ta nên rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng, sau đó bôi cồn hoặc các thuốc sát trùng khác có bán tại các nhà thuốc tây.

Tình nguyện miền cao Biện pháp phòng tránh xử lý côn trùng đốt P1

Sát trùng vết chích bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng

Một viên Aspirin nghiền nát trộn với một vài giọt nước và đắp lên vết chích côn trùng sẽ làm nơi ấy không bị nổi mận và giảm ngứa. Cũng có thể thấm ướt chỗ bị chích rồi chà viên aspirin lên đó.

Những cách giảm ngứa khác khi bị côn trùng chích như: Dùng nước đá đặt lên vết chích chừng 5 phút(du hoc new zealand) - Trộn một ít bột nổi (baking soda) vào nước rồi thấm vào bông gòn, khăn giấy rồi đắp lên vết chích từ mười đến hai mươi phút.

Xoa dịu vết ngứa bằng thuốc chống dị ứng có bán tại các hiệu thuốc tây.

 Phải vết thương càng sớm càng tốt, trong vòng 6 giờ sau khi bị côn trùng cắn, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Lưu ý không bao giờ được khâu kín các vết cắn, vết đốt của côn trùng mà chỉ làm sạch, băng bó, cố định. 

Nếu đau rát nhiều, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị cụ thể, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Make a Free Website with Yola.