Cử nhân U70: 'Tôi còn muốn học Cao học'

Giờ đây, cả hai ông Nguyễn Văn Biểu (xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, Long An) và ông Lê Văn Xê (ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, Long An) đã được đền đáp xứng đáng với những tấm bằng tốt nghiệp loại Khá của (du hoc)Trường ĐH Nông lâm TPHCM, riêng ông Biểu trở thành Á khoa của toàn khóa học.

Cử nhân U70 Tôi còn muốn học Cao học

Á khoa Nguyễn Văn Biểu trong lễ trao bằng tốt nghiệp ngày 13/11/2012. (Ảnh chụp lại)
 

Cử nhân U70 Tôi còn muốn học Cao học

Ông Lê Văn Xê nhận bằng cử nhân ở tuổi 69 với mái tóc đã bạc màu. (Ảnh chụp lại)

Đôi bạn già cùng chí hướng

Kết thúc những tháng ngày đứng trên bục giảng của những thầy giáo làng, tưởng chừng cánh cửa tri thức đã khép lại với ông Nguyễn Văn Biểu và ông Lê Văn Xê. Nhưng, cánh cửa tri thức đó một lần nữa đã mở ra đối với hai ông, những con người luôn say mê với chuyện học.
Năm 2000, Nhà nước có thông báo: cá nhân, đại lý muốn kinh doanh ngành Bảo vệ thực vật phải có tối thiểu bằng trung cấp ngành Trồng trọt bảo vệ thực vật. Từ đây, sự ham học của hai ông đã trỗi dậy. Hai ông cùng đăng ký đi học và trở thành học sinh Trường Trung học và Dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Nam Bộ (nay là Trường CĐ Nông nghiệp Nam Bộ).

Cũng từ đây, tình cảm bạn bè giữa ông Biểu và ông Xê càng trở nên thân thiết khi hai ông có cùng chung một chí hướng lớn - sẽ tiếp tục học lên cho tới lúc lấy được bằng đại học. Rồi một năm, hai năm, ba năm trôi qua, sự ham học của hai ông lại tiếp tục trỗi dạy khi Trường trung cấp dạy nghề NN & PTNT Nam bộ phối hợp với Trường CĐ Nông lâm Bắc Giang mở lớp liên thông cao đẳng. Năm 2009, hai ông một lần nữa lại chinh phục con đường tri thức của mình khi nắm trong tay tấm bằng tốt nghiêp cao đẳng loại Khá.

Khi Trường trung cấp dạy nghề NN & PTNT Nam bộ phối hợp với Trường ĐH Nông lâm TPHCM mở lớp đại học liên thông hệ vừa làm vừa học, hai ông không ngần ngại đăng ký thi luôn và trở thành sinh viên của trường.

 Trong quá trình đi học, ông Biểu và ông Xê gặp không ít khó khăn. Nhưng dù đi học xa vào những hôm mưa to, nắng gắt hay bận bịu công việc gia đình đến mấy thì hai ông đều thu xếp để chạy xe máy hơn 30km từ Long An tới trường ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang).

Kỷ niệm khiến hai ông nhớ nhất là vào năm 2009, ông Xê bị tai nạn ở chân nên không thể tự mình chạy xe máy đi học được, thế là những ngày đi học vào thứ 6, 7 và chủ nhật, ông Biểu lại chạy xe ngược lên nhà ông Xê để đón người bạn già cùng đi học.

“Thời gian tôi bị đau chân, ông Năm (tên thường gọi của ông Nguyễn Văn Biểu - PV) xuống chở tôi đi học một thời gian, có hôm ông bận việc thì tôi lại thuê xe ôm đi học chứ cũng không muốn nghỉ học, vì đối với tôi mỗi ngày đi học là một niềm vui” - ông Lê Văn Xê cho biết.

Sau 2 năm vất vả vừa lo tốt chuyện gia đình, vừa lo xong chuyện học đại học, cuối cùng hai ông Nguyễn Văn Biểu và Lê Văn Xê ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại Khá vào ngày 13/11/2012.

Cử nhân U70 Tôi còn muốn học Cao học

Ngày 23/2, ông Phạm Thanh Phong (bên phải) - phó Chủ tịch TW Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Long An tặng giấy khen tới ông Nguyễn Văn Biểu về thành tích nêu gương sáng người cao tuổi học tập suốt đời.

Cử nhân U70 Tôi còn muốn học Cao học

Ông Phạm Thanh Phong (bên phải) tặng giấy khen tới ông Lê Văn Xê.

Còn sức khỏe sẽ còn học tiếp

Để có được thành công như hôm nay, ông Nguyễn Văn Biểu và Lê Văn Xê cũng không thể không nhắc tới vợ mình và cảm kích khi họ luôn đồng hành chăm lo cuộc sống gia đình, luôn ủng hộ, động viên và khích lệ chồng trong học tập.

“Thấy ông tuổi đã cao mà đi học lại vất vả, đã vậy ông còn phải đi học ở xa nữa nên tôi và con cái lo lắng khuyên ông không nên học nữa. Nhưng ông lại nói phải đi học để làm gương cho con cháu, cũng vừa mở mang kiến thức, vừa là niềm vui, là mong muốn từ thuở nhỏ của mình nên tôi luôn ủng hộ động viên ông” - bà Nguyễn Thị Bê (68 tuổi), vợ ông Xê tâm sự.

Được biết, các con của hai ông Biểu và Xê đều học hành(du hoc nhat ban) đến nơi đến chốn và có công việc ổn định. Năm người con của ông Xê đã trở thành những luật sư, nhân viên ngân hàng… Còn gia đình ông Biểu có 6 người con thì cả 6 người đều có bằng cử nhân đại học.

Dù sắp đến tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng cả hai ông đều vẫn còn mong muốn được học lên nữa cũng là để thỏa niềm mơ ước học tập mà lúc còn trẻ do phải lo mưu sinh, lo cớm áo gạo tiền, lo cho gia đình con cái… chưa thực hiện được. “Thời gian tới mà sức khỏe cho phép, tôi sẽ đi học tiếp, học ngoại ngữ xong rồi sẽ học cao học” - ông Biểu cho biết.

Gia đình 6 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí

Hễ cứ mùa thi đại học, cao đẳng đến, căn nhà 2 tầng rộng hơn 400m2 của cô Nguyễn Thị Huệ, 271 Bưng Ông Hoàn, Q.9, TP.HCM lại tất bật sửa soạn đón sĩ tử từ các nơi đổ về để lo cơm nước, chỗ ăn, ở… miễn phí.

Tổ ấm của nhiều sĩ tử đậu đại học - du hoc han quoc

Chúng tôi gặp cô khi cô cùng gia đình đang dọn dẹp, sửa soạn, tân trang lại nhà cửa để đón thí sinh có hoàn cảnh khó khăn từ các tỉnh lên thành phố thi đại học.

Gia đình 6 năm cho sĩ tử ở trọ ăn cơm miễn phí

Cô Huệ (tay trái) từng có 6 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí. Ảnh TN

Cô hồ hởi cho biết: “Mấy bữa nay bận quá, điện thoại lúc nào cũng đổ chuông liên tục bởi những sinh viên gọi nói có thí sinh ở tỉnh mới lên hoàn cảnh khó khăn, nhận nghe cô. Thế là tôi nhận liền. Mỗi đợt nhận cũng được khoảng 100 em”.

Tính ra đến nay, cô Huệ đã có 6 năm làm công việc này. “Nhớ lại năm đầu, dù đã liên hệ với tất cả các trường, điểm thi ở những khu vực gần nhà, rồi nấu nướng nhưng bị… ế. Đợi đến hết cả mấy ngày thi cũng không có thí sinh nào đến cả, buồn lắm. Sang năm thứ 2, sợ tình trạng lại như năm trước nên tôi mang chiếc ghế ra các điểm thi ngồi, lượm từng em một về nhà cho ăn ở miễn phí, cũng được 10 em mà thấy mừng quá trời”, cô Huệ bùi ngùi nhớ lại.

Mãi đến những năm sau đó, nhiều sĩ tử cùng phụ huynh mới đổ về “tổ ấm” của cô và được lo ăn ngày 3 bữa. Sáng bánh mì, trưa, chiều ăn cơm, lúc nào sĩ tử cũng được no cái bụng. Phần lớn những thí sinh đến đây đều có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em ở trong rẫy, trong rừng nên cứ khi thi xong, cô chủ tốt bụng lại ghi tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại và số báo danh các trường thi để khi có kết quả sẽ gọi điện thông báo.

Đã có rất nhiều thí sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và vẫn luôn nhớ tới cô Huệ như một người mẹ hiền thứ hai. “Năm ngoái, hầu như các sĩ tử đến đây đi thi đều đậu đại học hết nhưng cô nhớ nhất là cảnh 1 người cha tật nguyền đi bán vé số trong thành phố dẫn cô con gái tới nhà cô xin ở trọ để dự thi đại học. Vừa nhìn thấy, cô đồng ý ngay. Hàng ngày, cô thuê xe ôm chở cả 2 cha con đi thi và còn hứa sẽ thưởng 1 triệu nếu cô bé đỗ đại học. Năm ấy, cô bé đỗ đại học thật nhưng không thấy quay lại nhận số tiền 1 triệu đồng”, cô Huệ nói.

Xót xa không kém là trường hợp của T.. Với bản tính sống khép kín, thường chọn nơi góc cuối phòng nhà cô Huệ để ngồi học. Nhưng trước ngày chuẩn bị về, T. nằng nặc xin cô chủ nhà một tấm hình. Gặng hỏi mãi, T. mới rơm rớm nước mắt trả lời: “Cô ơi, con không có mẹ!”.

“Cô như lặng người đi và lập tức kêu mấy bạn chụp chung cho cô và thằng bé một tấm ảnh chung làm kỷ niệm. Năm ấy, nó cũng đậu đại học”, cô Huệ cho biết thêm.

Thí sinh và phụ huynh hãy bình tĩnh

Cô Huệ tiếp tục trải lòng mình: “Tôi làm từ thiện chẳng vì lý do gì, đơn giản là mỗi lần chứng kiến một số phận gặp khó khăn, tôi muốn chia sẻ bớt khó khăn ấy bằng những việc làm nhỏ nhặt như đi xin từng miếng vải vụn ở các xưởng may về thuê thợ may ghép thành những tấm mền, hỗ trợ các em có chỗ ăn, chỗ ở…”.

Sinh viên Thủ đô ngày đầu ra quân Tiếp sức mùa thi

Các tình nguyện viên tiếp sức mùa thi đang hỗ trợ chỉ dduowwngf cho phụ huynh và thí sinh tại các bến xe

Cùng chung tay với những người có tấm lòng thơm thảo như cô Huệ còn có hàng ngàn sinh viên từ các trường cao đẳng, đại học tham gia “tiếp sức mùa thi” 2013 này. Trao đổi với PV, ông Dương Trọng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM cho hay, từ ngày 25 – 26/6 trở đi, các bạn sinh viên đã được trang bị tốt các kỹ năng tư vấn để truyền tải tới thí sinh và phụ huynh.

Riêng đối với các sĩ tử phải hết sức bình tĩnh. Khi đến TP.HCM cả thí sinh (du hoc duc)và phụ huynh hãy mạnh dạn liên hệ với các sinh viên tình nguyện. Bởi bất cứ lúc nào các sinh viên cũng sẵn sàng giúp đỡ tại các bến xe, nhà ga, các trường đại học, điểm thi.

“Khi đến thành phố, các em nên sắp xếp hành lý, tư trang gọn gàng để đảm bảo chuyến đi thi không phải mang vác quá nhiều dẫn đến mệt mỏi. Đặc biệt, phụ huynh khi đưa các em đi thi nên đi đúng giới tính. Chẳng hạn, bạn nam nên đi với ba, bạn gái nên đi với mẹ để sinh viên tình nguyện dễ sắp xếp chỗ trọ. Nếu trong trường hợp, thí sinh bị mất cắp đồ đạc hay gặp khó khăn về đường đi hãy liên hệ tới đường dây nóng 19001936, chúng tôi sẽ hỗ trợ kịp thời”, ông Phúc khuyến cáo.

 

Make a Free Website with Yola.